Chắc hẳn rằng, với những người lần đầu chơi môn thể thao trượt patin thì điều mà họ vô cùng quan tâm cũng như lo lắng đó chính là làm sao để có thể phanh giày trượt lại một cách an toàn cũng như không bị trượt ngã.
Vậy thì, http://thegioipatin.com/ sẽ giúp bạn nắm được các kỹ thuật phanh khi trượt patin. Chắc chắn rằng, nếu nắm được những kỹ thuật phanh này bạn sẽ chẳng cần lo lắng gì khi tham gia môn thể thao này nữa. Đây chính là những kỹ thuật phanh cơ bản nhất hiện nay.
Cách phanh khi trượt patin: Phanh chữ A (Phanh cày)
Phanh cày chính là cách phanh khi trượt patin đầu tiên dành cho những người mới chơi. Đa phần, những người mới tập chơi sẽ trượt với một tốc độ khá chậm. Và, khi hai chân bạn không đứng vững bạn chỉ cần đưa hai mũi chân dần vào với nhau, hai đầu gối cũng có xu hướng dần chụm lại, người không nên đẩy về phía trước nữa là có thế dừng lại an toàn.
Cách phanh này rất đơn giản và cơ bản nên mọi người có thể áp dụng được một cách vô cùng nhanh chóng.
Cách phanh khi trượt patin: : Phanh gót
Với một số người khi mới chơi trượt patin, đặc biệt là đối tượng trẻ em nếu sử dụng loại giày trượt có phần gôm (cao su) hãm phanh giúp bạn có thể giảm tốc độ lại khi trượt. Tuy nhiên, thực sự thì với những người mới chơi môn thể thao này thì điều này thực sự chẳng dễ dàng gì.
Nếu như bạn muốn phanh giày patin thành công thì hãy tách 2 chân ra: một chân để phía trước, thường là chân phải (có phanh) và một chân để phía sau. Trùng đầu gối xuống để làm trụ, chân phía trước ngửa lên và tỳ gôm hãm xuống đất để phanh. Hãy làm thao tác này thật đơn giản và từ từ vì nếu quá đột ngột bạn hoàn toàn có thể bị ngã. Đây là những hướng dẫn trượt patin cực kì cơ bản và người học bắt buộc phải làm được nếu muốn học các kỹ năng khó hơn.
Cách phanh khi trượt patin: : phanh chữ T
Phanh patin chữ T được gọi theo đúng tên gọi của nó và đa phần chỉ những người chơi môn thể thao này một thời gian mới có thể thực hiện được. Rất đơn giản, khi bạn đang di chuyển bằng chân trụ thì bạn nên để chân trụ thẳng và xác định dồn trọng tâm của cơ thể vào đó. Chân còn lại đưa ra phía sau và sát với chân trước. Nếu bạn đang di chuyển với tốc độ nhanh thì hai chân cần phải càng cách xa nhau.
Bạn tiến hành xoay chân phía sau ngang ra sao cho nó hợp với góc chân trước một góc 90 độ hoặc cũng có thể 45 độ nhưng cần phải đều nhau. Nếu chân đặt ngang của bạn càng tì xuống đất mạnh bao nhiêu thì tốc độ cũng sẽ có xu hướng càng giảm đi.
Lúc này, chân trụ của bạn phải mở ra ngoài, bởi chân phụ đang bị đặt ngang với vòng bi và sẽ quay một vòng. Nếu như bạn không cẩn thận và không phanh được thì chân sẽ có xu hướng tách ra. Sau một thời gian dài tập luyện nếu như bạn đã thành thạo, bạn hoàn toàn có thể tháo miếng phanh dưới lót giày ra vì với kỹ năng của bạn lúc này bạn cũng hoàn toàn không cần dùng đến nó nữa.
Cách phanh khi trượt patin: phanh quay
Rất nhiều người hiện nay sử dụng cách phanh này vì nó là phương pháp phanh không gây mòn bánh nhất và hoàn toàn có thể giúp bạn chuyển hướng khi lùi.
Cách phanh này cũng giống như phanh chữ T, tức là bạn để một chân trước, một chân sau, chân sau hơi kiễng một chút. Sau đó, nghiêng người và hơi ngả về phía sau một chút. Hai đầu gối nên mở rộng và chân bạn sẽ được quay theo chiều bạn muốn cũng như vận tốc giảm đi rất nhiều.
Cách phanh khi trượt patin: phanh song song
Một cách phanh cho người chơi patin có thể áp dụng khi bạn đã sử dụng giày patin một cách thuần thục. Kiểu phanh này tuy có một chút lạ lẫm nhưng lại vô cùng an toàn cho người chơi.
Khi bạn đã để cơ thể di chuyển ở một tốc độ nhất định thì để hai chân song song một đoạn thì tùy thuộc vào bên thuận chân của bạn là gì mà bạn bẻ ngang ra, chân còn lại sẽ kéo theo chân bẻ ngang. Điều cần hết sức cân nhắc đó chính là hai chân song song khi đang di chuyển thì tốc độ phải đều nếu không khi phanh rất dễ bị ngã và chấn thương.
Việc học các kỹ thuật phanh khi trượt patin là cực kì cần thiết. Có thể, ban đầu sẽ gặp một số khó khăn nhất định vì bạn là người mới chơi. Vậy nên, một yếu tố mà bạn cần phải cực kì quan tâm chính là nên đảm bảo đầy đủ đồ bảo hộ như mũ bảo hộ hay các phụ kiện đi kèm. Hơn hết chính là hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày chất lượng, vừa vặn.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc về vấn đề liên quan đến bộ môn trượt patin như mua giày patin ở đâu, loại nào tốt; cách vệ sinh giày trượt patin, địa chỉ sửa chữa, lớp học trượt patin tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh… thì hãy liên hệ ngay với http://thegioipatin.com/ để được hỗ trợ và tư vấn một cách nhanh chóng nhất.